f Hạn chế xe máy lưu thông - có nên hay không? - Tin tức xe máy

xe máy một loại phương tiện khá phổ biến với người dân.Đại đa số dân chúng đi làm và tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy.Gần đây có ...

Hạn chế xe máy lưu thông - có nên hay không?



xe máy một loại phương tiện khá phổ biến với người dân.Đại đa số dân chúng đi làm và tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy.Gần đây có ý kiến cho rằng do bên cạnh những ưu điểm thì xe máy cũng có rất nhiều nguy hiểm cho người sử dụng vì vậy có nên hạn chế xe máy hay không ?Và nếu hạn chế thì sẽ hạn chế bằng cách nào?

Để  hiểu rõ vấn đề này chúng ta cùng nghe ý kiến của  Tiến sĩ Trần Hữu Minh - Chuyên gia đánh giá tác động giao thông vận tải, Trường ĐH Giao thông Vận tải (GTVT).

  Xe máy được cho là nguồn nguy hiểm cao độ khi tham gia giao thông, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe máy chiếm tỷ lệ cao so với các phương tiện khác. Tuy nhiên, xe máy lại là phương tiện mưu sinh chủ yếu của nhiều thành phần lao động. Vậy theo ông có nên hạn chế xe máy?

Ông Trần Hữu Minh cho biết: Nên kiểm soát sử dụng xe máy với các công cụ phù hợp, đặc biệt là công cụ kinh tế qua đó tác động đến quyết định đi lại của người dân đối với xe máy.
Vì điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng của nước ta còn kém phát triển nên việc đi lại bằng xe máy vẫn chiếm ưu thế.Đối với các nước phát triển thì chưa bao giờ xe máy được coi là phương tiện đi lại chủ yếu vì nó không mang lại an toàn cho người sử dụng,



                                Một xã hội phần lớn đi xe máy thì chưa thể coi là thịnh vượng

Vậy theo  ông làm thế nào để hạn chế số lượng xe máy tham gia giao thông ?

Chiến lược hợp lý theo tôi là cung cấp cho người dân những phương thức đi lại tốt hơn xe máy, đồng thời có giải pháp hợp lý để tác động đến nhu cầu sử dụng xe máy, khi đó người dân sẽ cân nhắc, chủ động giảm nhu cầu sở hữu và sử dụng xe máy.

Hạn chế xe máy phụ thuộc vào những yếu tố nào, có thể tính trong ngắn hạn hoặc trung hạn không thưa ông? Theo ông, có nên áp dụng các biện pháp hành chính để hạn chế xe máy?

Hạn chế theo nghĩa cứng nhắc hành chính (cấm, loại bỏ) thì không nên và cũng không thể làm trên diện rộng được. Nhưng chắc chắn có nhiều giải pháp có thể áp dụng được ngay để dần dần tác động đến đối tượng xe máy cá nhân theo hướng giảm dần nhu cầu sử dụng phương tiện này.

Nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao vì vậy chỉ có thể hạn chế đi xe máy một khi chúng ta đáp ứng được nhu cầu đi lại của mọi người dân mọi cách tốt hơn bằng các phương tiện khác như: ô tô, phương tiện giao thông công cộng,.......

Trong thời gian tới khi các dự án đường sắt đô thị tại nhiều thành phố lớn được đưa vào vận hành, tôi cho đấy là lúc chúng ta có thể tăng tốc các giải pháp tác động vào quá trình sử dụng xe máy của người dân, để hướng người dân tới việc sử dụng vận tải công cộng cho những chuyến đi thường xuyên của họ.

Đối với các nước phát triển thì xe máy không phải là sự lựa chọn của họ.


Khi vận tải hành khách công cộng chưa đủ năng lực thì xe máy khó có thể hạn chế trong ngắn hạn

Muốn thực hiện được điều đó chúng ta cần:
 Thứ nhất, hỗ trợ và nâng cao công suất, chất lượng hệ thống vận tải công cộng và phi cơ giới đảm bảo người dân có thể tiếp cận, sử dụng vận tải hành khách công cộng một cách thuận tiện và hiệu quả cho những chuyến đi thường xuyên. 
Thứ hai, kiểm soát sử dụng xe máy một cách hợp lý với các giải pháp đặc biệt về kinh tế, như phí đỗ xe, không gian đỗ xe... thiếu những giải pháp này, vận tải hành khách công cộng sẽ không thể cạnh tranh được với xe máy, và người dân sẽ vẫn tiếp tục gắn bó với xe máy do những ưu thế vừa nói ở phía trên.


Xe máy là câu chuyện được đề cập tới rất nhiều và chắc chắn còn là vấn đề dài hơi, nhưng nói một cách ngắn gọn thì hạn chế xe máy sẽ được lợi gì và khó khăn gì thưa ông?

Với điều kiện vận tải hành khách công cộng (tàu điện ngầm, xe buýt, xe buýt nhanh...) đủ tốt để thu hút những người đi xe máy, việc hạn chế sử dụng xe máy sẽ đem lại những lợi ích rất rõ ràng là nâng cao được an toàn, cải thiện trật tự văn minh đô thị, cải thiện môi trường, giảm ùn tắc, thay đổi hình ảnh và sức cạnh tranh của đô thị với những phương thức vận tải hiện đại hơn. Nếu việc hạn chế xe máy lại dẫn đến việc gia tăng quá nhanh chóng nhu cầu sử dụng xe con cá nhân, Việt Nam sẽ lại đi theo đúng vết xe đổ của Thái Lan, Indonesia cách đây 15-20 năm, với ách tắc và ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Bởi vậy, nếu không thông về nhận thức và quyết tâm về chính trị cùng các giải pháp mạnh mẽ, sẽ rất khó để kiểm soát xe máy, vận tải hành khách công cộng sẽ chậm phát triển, kèm theo đó là một loạt các hệ lụy về kinh tế - xã hội và môi trường.

Tuy nhiên để thực hiện được điều đó thì thay đổi nhận thức của người dân là điều vô cùng quan trọng.Mỗi chúng ta cần thấy được điểm mạnh điểm yếu của việc giao thông bằng xe máy để từ đó có nhận thức đúng đắn trong việc này.

Xin cảm ơn ông!

0 nhận xét: