Dây curoa xe máy bộ phận truyền động chính cho tất cả các xe tay ga hiện nay bộ phận giúp xe vận hành êm hơn xe với xe số hiện nay.Vậy khi nào cần phải thay dây curoa xe máy tay ga?Dưới đây là những dấu hiệu các bạn cần phải thay dây curoa xe máy.
Theo thông tin từ các thợ sửa xe lâu năm và nhà sản xuất xe máy thì
Tuổi thọ dây curoa không chỉ phụ thuộc vào số km xe chạy mà còn tùy thuộc vào nhiệt độ ở bộ phận truyền động. Do làm từ chất liệu cao su nên khi gặp nhiệt độ cao dây curoa sẽ có sự biến đổi. Với những xe máy chạy liên tục trên quảng đường dài thì dây curoa xe máy sẽ mau hư hơn dây curoa hơn xe chạy quảng đường ngắn khi máy chưa kịp nóng.Với những xe chạy gặp tắc đường nhiều sẽ mau hư dây curoa hơn xe chạy trên đường thoáng.
Sau đây là những dấu hiệu bạn cần thay dây curoa để đảm bảo xe máy vận hành tốt hơn và không tiêu hao nhiều nhiên liệu cũng như giúp động cơ bền hơn.
Dây curoa xe máy sẽ cần phải thay khi xe máy tay ga đã chạy được trên 15.000 km.
Trong quá trình vận hành thì xe tay ga vận hành ì ạch, cảm giác xe máy nặng nề, thiếu linh hoạt.
Khi dây curoa cần phải thay thì xe tay ga kêu khác hơn. Trong lốc nồi phát ra âm thanh lạ lạch phạch, hoặc tiếng cọ rít.
Khi dây curoa mòn thì xe tay ga hoạt động tốn nhiên liệu hơn bình thường. Đây là dấu hiệu dây curoa mất chức năng truyền lực tốt từ pulley trước ra pulley sau dẫn đến công hao phí lớn.
Xe vận hành không ổn định cảm giác lên ga không ngọt và đôi lúc bị khựng như bị hiện tượng bị chùng sên ở xe số. Xe lên ga khó khăn ở những nước ga cuối.
Lưu ý rằng, khi các bạn gắn phải dây curoa giả hoặc các loại dây chất lượng thấp xuất xứ từ Trung Quốc, Thailand… thì xe ga cũng bị các hiện tượng nói trên.
Khi đi bảo trì xe, các bạn cần kiểm tra trực quan sợi dây trước khi quyết định có nên thay dây curoa hay không.
Sau đây là các bước kiểm tra dây curoa xe máy để xem xét có cần phải thay hay không
1. Kiểm tra phần bụng dây curoa:
Các răng cao su ở phần bụng của dây curoa chuyển động liên tục để truyền động theo vòng tua máy và hoạt động trong môi trường rất nóng, ma sát với hai mặt tiếp xúc của pulley trong một thời gian dài gây ra tình trạng nứt ở các chân của răng cao su. Sau khoảng 5 - 10 nghìn km đã có hiện tượng nứt bụng dây. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường nên không phải thay mới tại thời điểm này.
2. Các vết nứt ở 2 bên hông của dây:
Hai bên hông dây là những bộ phận hoạt động nhiều nhất của dây curoa, chức năng của 2 mặt này phải có độ liên kết ( bám ) với pulley. Khi thấy rạn nứt ở hai bên hông như hình thì dứt khoát phải thay dây. Dây bị hiện tượng như vậy nếu không thay ngay sẽ phá hư pulley trước và sau. Các bạn sẽ “tổn thất nặng nề” khi phải thay pulley như vậy chi phí thay dây curoa sẽ rẻ hơn rất nhiều so với thay cả pulley.
3. Vết nứt ở mặt trên của dây:
Mặt trên của dây xuất hiện các vết nứt ngang, rách lớp bố trên. Cần phải thay dây curoa ngay (dù vết nứt ngang nhỏ hay lớn), lúc này dây không còn khả năng chịu lực nữa, có thể đứt bất cứ lúc nào.
Hoặc khi cần thay dây curoa chất lượng các bạn có thể đến các địa chỉ sau để thay dây curoa đảm bảo chất lượng bảo hành 10000km cho khách hàng thay thế tại mototech.
MOTOTECH KIM NGƯU
ĐC: 135 Kim Ngưu - Hai Bà Trưng - HN
ĐT: 04.66847601.
Giờ làm việc: 8h00 - 21h00.
MOTOTECH HỒ TÙNG MẬU
ĐC: 302 Hồ Tùng Mậu - Bắc Từ Liên - HN
ĐT: 04.66847602
Giờ làm việc: 8h00-18h00
23:54
Dây curoa xe máy bộ phận truyền động chính cho tất cả các xe tay ga hiện nay bộ phận giúp xe vận hành êm hơn xe với xe số hiện nay.Vậy khi n...
Nên thay dây curoa xe máy thời điểm nào là đúng?
About author: Unknown
Cress arugula peanut tigernut wattle seed kombu parsnip. Lotus root mung bean arugula tigernut horseradish endive yarrow gourd. Radicchio cress avocado garlic quandong collard greens.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét: